Các dấu hiệu ban đầu

Theo số liệu thống kê, cứ trong 6 người lớn thì có 1 người đang là người khiếm thính hoặc là người điếc, đang phải đối diện với một mức độ nghe kém nào đó. Khiếm thính cũng giống như cận thị và loạn thị. Người khiếm thính cần sẵn sàng đối mặt với nó và tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia thì sẽ có cơ hội cải thiện việc nghe kém càng sớm càng tốt.

Do môi trường sống và thói quen hàng ngày tác động, số lượng người điếc, người khiếm thính đang tiếp tục gia tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới:

Cho đến năm 2011, ước tính có khoảng 360 triệu người trên toàn thế giới là người điếc hoặc là người khiếm thính, trong đó có 32 triệu là trẻ em

Đến 2019, ước tính toàn cầu có khoảng 466 triệu người điếc và người khiếm thính, trong đó có khoảng 3,400 trẻ em.

PH N LOẠI MẤT THÍNH LỰC

Mất thính lực tự nhiên ở người lớn và trẻ em có thể chia ra làm 3 loại: Mất thính lực tiếp nhận, Mất thính lực dẫn truyền và Mất thính lực hỗn hợp.

Mất thính lực tiếp nhận

Mất thính lực tiếp nhận có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài, lão hóa, bệnh tai trong bao gồm nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn, nhiễm độc do thuốc, di truyền, bẩm sinh… Hầu hết các trường hợp mất thính lực tiếp nhận ở người khiếm thính không thể phục hồi được. Cần chú ý đến trường hợp mất thính lực đột ngột hay các trường hợp mất thính lực liên quan đến các triệu chứng khác cần phải được thăm khám và can thiệp sớm.

Để hiểu thêm về tình trạng thính lực của bạn, hãy tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Mất thính lực tiếp nhận thường có những biểu hiện:

Khó hiểu hội thoại

Nói lầm bầm, khó hiểu người khác đang nói gì

Không nghe được giọng nói trong môi trường ồn

Khó hiểu hội thoại khi nghe trên điện thoại

Không định hướng được âm thanh (đặc biệt là những âm thanh tần số cao)

Mất thính lực dẫn truyền

Mất thính lực dẫn truyền: thường do dị tật cấu trúc tai ngoài hoặc tai giữa, nhiễm trùng tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, tắc nghẽn ráy tai…Mất thính lực dẫn truyền có thể được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên thính học, nhưng nếu việc mất thính lực không thể điều trị được thì có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ nghe.

Các dấu hiệu của điếc dẫn truyền:

  • Khó hiểu hội thoại
  • Nghe không tròn âm hoặc nghe nhưng không rõ
  • Giảm sức nghe một bên tai, nhất là trong trường hợp một bên tai nghe rõ hơn tai còn lại
  • Một hoặc cả 2 tai có cảm giác đau
  • Mất thăng bằng
  • Viêm tai giữa, tai chảy dịch

Mất thính lực hỗn hợp

Mất thính lực hỗn hợp: có thể là kết hợp của các nguyên nhân gây mất thính giác dẫn truyền và tiếp nhận. Với trường hợp này người khiếm thính, người điếc cần được thăm khám và can thiệp y khoa hoặc dụng cụ trợ nghe cải thiện tình hình.

Giải pháp cho người khiếm thính, người điếc

Hầu hết người khiếm thính, người điếc đều mất thính lực ở dạng hỗn hợp. Người điếc cảm thấy rất khó khăn để nghe được hội thoại lẫn trong tiếng ồn. Chính vì vậy, công nghệ 5G có thể làm giảm tiếng ồn, phân biệt giọng nói với tiếng ồn, điều này vô cùng quan trọng với người khiếm thính, người điếc. Theo nghiên cứu của Giáo Sư Bradley McPherson, 91% người điếc dùng sản phẩm EasyHear phản hồi nghe rõ hơn các máy đã từng dùng trước đó.

Sinh viên khiếm thính chia sẻ trải nghiệm

Đại Học Hồng Kông Kết quả nghiên cứu – Máy trợ thính 5G Beamforming – 95% người dùng cải thiện thính lực Công nghệ trợ thính mới –

Anh Dannie Lee – Sinh viên Đại học Khoa Âm Nhạc 

Khiếm thính mức độ nặng và điếc sâu 

Đã sử dụng thiết bị trợ nghe hơn 15 năm.

Anh bắt đầu học tại trường giáo dục đặc biệt, sau đó chuyển đến học trường trung học phổ thông bình thường. Hiện tại, Dannie là sinh viên Khoa Âm Nhạc tại Đại học. Dannie bị điếc sâu, là người điếc anh ấy khó có thể giao tiếp bình thường nếu không được hỗ trợ.

Trong các buổi họp và đàm thoại, anh có thể bị khóa trong im lặng nếu anh quên không mang theo sản phẩm trợ nghe. Anh thấy mình rất may mắn vì đã bắt đầu đeo thiết bị trợ nghe khi chỉ mới 4 tuổi. Nhờ vậy, Dannie đã hòa nhập rất tốt với đồng nghiệp và bạn bè cùng lứa.

Dannie đã thử nhiều loại dòng sản phẩm trợ nghe khác nhau. Sản phẩm EasyHear mới được tích hợp công nghệ 5G Beamforming cùng khả năng kết nối bluetooth với điện thoại đã hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của Dannie. Anh có thể nghe được cuộc hội thoại từ khoảng cách xa rất dễ dàng. Thiết bị trợ nghe đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Dannie và anh có thể tận hưởng từng âm thanh sống động, lắng nghe từng lời nói với sự trợ giúp của công nghệ.

C U HỎI THƯỜNG GẶP – FAQs

Người khiếm thính, người điếc cần hiểu nghe kém hoặc khiếm thính là khi chúng ta nghe không rõ lời nói của người đối diện hoặc những người xung quanh mà mình giao tiếp. Nghe kém hoặc khiếm thính có nhiều mức độ từ khiếm thính mức độ nhẹ, khiếm thính mức độ trung bình, khiếm thính mức độ nặng, và khiếm thính mức đồ sâu (điếc). Nghe kém khác với điếc. Người khiếm thính là nói chung cho tất cả những người nghe kém, còn người điếc thì thường là nói đến người khiếm thính ở mức độ sâu.

-        Nghe bình thường: 0-20 dB

-        Mất thính lực nhẹ: 20-40 dB

-        Mất thính lực trung bình: 40-70 dB

-        Mất thính lực nặng: 70-90 dB

-        Mất thính lực sâu (điếc): 90 dB trở lên

Phần lớn chúng ta gặp các trường hợp là nghe kém nhiều hơn. Còn khi nào điếc hẳn không nghe được từ 90 dB trở lên thì mới gọi là điếc và người điếc là người mất thính lực ở mức sâu (mức điếc) từ 90 dB trở lên. Nên chúng ta cần sử dụng từ cho chính xác nhất là khi sử dụng từ điếc. Dùng đúng từ và mức độ mất thính lực khi nói đến khiếm thính sẽ chuẩn hơn.

Người khiếm thính thường hay thắc mắc về nguyên nhân gây khiếm thính. Khiếm thính có nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền tức mới sinh ra đã bị rồi, hoặc khiếm thính do các bệnh mắc phải. Dù khiếm thính là do di truyền hay do các bệnh mắc phải thì đều gây tổn thương đến đường dẫn truyền âm thanh từ bên ngoài đến hệ thính giác trung ương. Bất kỳ một tổn thương nào nằm trên đường dẫn truyền này đều có thể gây nên khiếm thính cho người khiếm thính và người điếc.

Các hội chứng liên quan đến khiếm thính bẩm sinh:

  •       Alport → điếc thần kinh tiến triển tần số cao
  •       Apert → điếc dẫn truyền
  •       Down → điếc tiếp nhận
  •       Goldenhar → điếc dẫn truyền
  •       Hunter-Hurler → điếc nhẹ đến vừa
  •       Jervell & Nielsen → điếc tiếp nhận sâu cả 2 tai
  •       Klippel-Fell → điếc dẫn truyền từ nhẹ đến điếc tiếp nhận sâu
  •       Pendred → điếc tiếp nhận từ vừa đến sâu
  •       Treacher Collin → điếc dẫn truyền hoặc tiếp nhận tùy dị dạng ở vùng ảnh hưởng
  •       Usher → điếc tiếp nhận trung bình đến nặng 2 tai
  •       Waardenburg → điếc tiếp nhận từ trung bình đến nặng

Thông thường chúng ta nghĩ khiếm thính bẩm sinh là từ lúc mới sinh ra đã nghe kém, với người trưởng thành thì ở độ tuổi già mới mất thính lực. Thật ra không phải vậy. Chúng ta bắt đầu mất thính lực dần từ tuổi 30.

Hệ thống tai trong chứa khoảng 13,000 – 15,000 tế bào lông ngoài. Tế bào lông phụ trách tạo xung điện để chúng ta nghe được. Các tế nào lông này bắt đầu suy thoái từ tuổi 30, nên bắt đầu nghe kém hoặc mất thính lực rất nhẹ. Tuy nhiên ở mức mất thính lực này chưa thật sự ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nên chúng ta không chú ý.

Đến tầm 60 tuổi thì triệu chứng mất thính lực thể hiện rõ rệt hơn hẳn. Cứ mỗi 10 năm thì mức độ mất thính lực hoặc mức độ tổn thương của các tế bào lông tăng gấp 2 lần, và đến một lúc nào đó khả năng phân biệt và hiểu lời nói rất kém, nghe được âm thanh, tiếng động nhưng khó hiểu và khó phân biệt được lời nói. Đó cũng là lý do những người cao tuổi mất thính lực hay than phiền là tôi không hiểu nói gì chứ không phải là tôi không nghe. Nghe thì nghe được âm thanh, nhưng hiểu thì khó hiểu được lời nói.

Người khiếm thính nếu không chữa trị hoặc can thiệp kịp thời, lâu ngày sẽ bị mất thính lực nặng hơn có thể dẫn đến điếc. Một khi đã là người điếc thì sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày vì sẽ không lấy lại được sức nghe như ban đầu.

Người khiếm thính mất thính lực lâu ngày có thể dẫn tới ù tai. Mất thính lực hoặc nghe kém đôi khi chịu đựng được, trong khi ù tai là một triệu chứng cực kỳ khó chịu. Những tiếng ù trong tai có thể kéo dài suốt ngày đêm.

Vòng xoắn bệnh lý là khi người khiếm thính mất thính lực lâu dài sẽ dẫn đến ù tai. Triệu chứng ù tai thật khó chịu lâu ngày sẽ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ hãi, mất ngủ và có thể dẫn đến trầm cảm. Khi ấy người khiếm thính sẽ có xu hướng tách biệt cuộc sống ra khỏi xã hội, chất lượng cuộc sống của họ sẽ rất kém. Hệ thần kinh của mọi người không riêng gì người khiếm thính mà muốn minh mẩn, hoạt động tốt thì phải có sự giao tiếp, phải được kích hoạt liên tục. Giao tiếp cực kỳ quan trọng. Nếu không giao tiếp được do điếc hoặc khiếm thính thì những tâm lý tiêu cực sẽ đến với người điếc hoặc người khiếm thính.

Người điếc hoặc người khiếm thính bị trầm cảm do ít giao tiếp vì mất thính lực, lâu ngày không giao tiếp thì hệ thần kinh thính giác sẽ bị thoái hóa rất nhanh. Càng thoái hóa, càng nghe kém, càng ù tai và càng trở nên trầm cảm, xa lánh với cuộc sống.

Điếc đột ngột là không nghe và được phát hiện một cách đột ngột, bất ngờ. Triệu chứng điếc đột ngột thường hay xuất hiện vào buổi sáng, sau giấc ngủ. Đôi khi nếu không nghe điện thoại, không dùng tai nghe hoặc không ai gọi thì người bệnh cũng không hề phát hiện là mình bị mất thính lực, điếc đột ngột. Người điếc khi phát hiện mất thính lực hoặc điếc đột ngột sẽ hoảng sợ

Điếc đột ngột được xác định bởi 3 yếu tố (quy luật số 3):

-        Mất thính lực lớn hơn 30 dB

-        Mất thính lực ở 3 tần số liên tục ví dụ ở 500, 1.000, 2.000 hoặc 1.000, 2.000, 4.000 Hz

-        Mất thính lực xảy ra trong thời gian dưới 3 ngày

Điếc đột ngột thường là mất thính lực xảy ra một bên (90%), ít khi xảy ra hai bên. Vì thường người điếc đột ngột vẫn còn nghe được ở một tai nên họ sẽ khó phát hiện mình đã bị mất thính lực.

Có quá nhiều nguyên nhân và có thể có trên 400 nguyên nhân gây ra điếc đột ngột. Gần như rất khó khăn để tìm ra được nguyên nhân gây mất thính lực như vậy. Có thể điếc do:

-        Nhiễm siêu vi, sau đợt cảm cúm 5-7 ngày

-        Bệnh lý về mạch máu, tim mạch. Tai chúng ta có duy nhất một động mạch là động mạch tai trong nuôi toàn bộ ốc tai và tiền đình để chúng ta nghe và thăng bằng. Nếu động mạch tai trong này bị tắt, có thể gây điếc đột ngột. Khi động mạch tai trong bị tắt thì đây có thể xem là tiền chứng của tai biến mạch máu não về sau.

-        Các bệnh lý về miễn dịch như rối loạn miễn dịch trong người cũng có thể gây điếc đột ngột.

Hiện nay điều trị điếc đột ngột theo kinh nghiệm của bác sĩ là chủ yếu. Tuy nhiên có một nguyên tắc chung, phương pháp tiến bộ nhất trên thế giới hiện nay là dùng corticoid chích thẳng vào trong tai giữa của người điếc đột ngột, thuốc sẽ đi vào tai trong để điều trị. Phương pháp này gọi là chích xuyên nhĩ Coticoid để điều trị điếc đột ngột. 

Các bạn trẻ thường mang tai nghe nhạc hoặc tai nghe nhạc bluetooth kể cả lúc đang chạy xe trên đường.

Khi nghe chúng ta nghe bằng 2 đường là đường khí (nghe qua không khí), và đường xương (tức là chạm thẳng vào xương để nghe). Sinh lý bình thường chúng ta nghe qua đường khí, nghe từ vành tai, hấp thu âm thanh, đi vào tai giữa, tai trong, lên thần kinh trung ương. Trong khi nghe qua đường xương là không nghe qua đường bình thường, bỏ qua tai ngoài, bỏ qua tai giữa. Trong khi tai ngoài và tai giữa là vùng giúp khuếch đại lên một lượng âm thanh vào khoảng 30 dB. Nếu âm thanh ở mức 50 dB chúng ta sẽ nghe được 80 dB, dĩ nhiên khi âm thanh đi vào bên trong nữa thì sẽ được điều chỉnh trở lại. Vậy nếu không nghe qua đường khí bình thường mà đút tai nghe nhạc vào bên trong tức là chúng ta đã vô tình loại 30 dB. Bằng cách này chúng ta trực tiếp kích thích vào xương, tức là trực tiếp kích thích vào ốc tai, vào tế bào lông. Tế bào lông khi bị kích thích liên tục với cường độ âm thanh cao sẽ sớm bị tổn thương thay vì đến tuổi 30 mới bắt đầu tổn thương ít thì nếu dùng tai nghe nhạc thường xuyên sẽ làm tổn thương tế bào lông nhanh hơn và sẽ mất thính lực sớm hơn bình thường.

Thống kê cho thấy thế hệ trẻ bây giờ nghe kém và mất thính lực sớm hơn các thế hệ trước vì ngày xưa chưa dùng earphone phổ biến.

Mặc dù earphone là những sản phẩm hiện đại, nhưng để tránh tình trạng tổn thương tế bào lông, gây mất thính lực sớm, mất thính lực nặng, có thể dẫn đến điếc luôn thì chúng ta có thể sử dụng tai nghe nhạc nhưng nên dùng loại chụp tai thay cho loại nhét vào trong tai. Nếu dùng loại nhét vào tai thì không nên dùng quá lâu một lúc.

Nếu nghe earphone loại nhét tai, nghe qua đường xương có thể dẫn đến mất thính lực, nghe kém tạm thời và nghe kém vĩnh viễn. Nên dùng tai nghe một thời gian ngắn, cần phải nghỉ một thời gian để tai tự phục hồi.