
Khi bị mất thính lực nên làm gì? Nguyên nhân mất thính lực, triệu chứng và cách chữa trị - EasyHear

Mất thính lực thường xảy ra cho 1 hoặc cả 2 tai. Sóng âm thanh không thể truyền đến tai như bình thường dẫn đến suy giảm khả năng nghe. Bệnh không chỉ xảy đến với người già, mà còn đến với mọi lứa tuổi.
Âm thanh bạn nghe thấy được là do tế bào lông trong tai rung động qua sự truyền dẫn âm thanh từ tai ngoài, sóng âm thanh truyền vào tai giữa, đi đến ốc tai (bộ phận tiếp nhận âm thanh). Bên trong ốc tai có chứa các dây thần kinh là các tế bào lông giúp truyền tín hiệu âm thanh đến các dây thần kinh và não bộ. Não bộ sau đó phân tích âm thanh giúp người nghe hiểu được âm thanh đó. Khi các tế bào lông bị tổn hại, chúng không thể phục hồi, dẫn đến ảnh hưởng khả năng nghe. Để hiểu thêm, bạn có thể xem trong sơ đồ dưới đây

Nguyên nhân mất thính lực
Tai là một bộ phận nhỏ có cấu trúc phức tạp. Mất thính lực có thể gây ra do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chủ yếu là :
- Bẩm sinh
- Tuổi tác
- Ống tai bị bít bởi ráy tai hoặc bị nhiễm trùng
- Hậu quả của việc viêm tai hoặc viêm tai giữa (quai bị, cúm, rối loạn thính lực )
- Ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh
- Chấn thương ( do va đập mạnh, khi đi bơi, lặn) làm ảnh hưởng đến màng nhĩ, xương nhỏ trong tai.
- Tiếp xúc với môi trường tiếng ồn quá lâu, bao gồm cả tiếng ồn nghề nghiệp.
Điếc nghề nghiệp
Điếc nghề nghiệp là loại điếc dẫn truyền gây ra do tiếng ồn gặp phải trong công việc, nơi có cường độ âm thanh lớn. Tiếng ồn tác động đến các tai ngoài, ống tai, tai trong và màng nghĩ. Thời gian dài tiếp xúc với tiếng ồn sẽ phá hủy các tế bào lông trong tai, khi đã bị tổn hại, các tế bào này không thể hồi phục được. Vì vậy, thính lực sẽ bị suy giảm với các mức độ khác nhau.
Mất thính lực và tế bào lông


Ốc tai con người có hình dáng và cấu trúc bên ngoài như một vỏ ốc, tuy nhiên, bên trong ốc tai có hàng ngàn tế bào thần kinh, gọi là tế bào lông, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh. Tế bào lông sẽ giảm và bị tổn hại theo thời gian, các bệnh mãn tính và tiếng ồn lớn. Nếu chúng ta có càng ít tế bào lông thì nghe sẽ càng kém.
Bất kỳ âm thanh nào, bao gồm cả giọng nói con người, tiếng ồn môi trường sẽ có tần số khác nhau (tần số cao, trung bình và thấp). Các tế bào thần kinh của ốc tai sẽ nhận âm thanh từ tấn số thấp đến tần số cao. Tại phần đầu của ốc tai, các tế bào thần kinh sẽ tiếp nhận âm thanh tần số thấp, và ở phần đầu kia của ốc tai sẽ truyền tín hiệu âm thanh có tần số cao. Vì vậy, các tế bào lông ở phần đầu của ốc tai sẽ bị tổn thương trước. Hầu hết khi mất thính lực ở tần số cao, các bà vợ thường phàn nàn rằng chồng họ không nghe thấy lời họ nói. Lúc đó, người chồng có thể đã bị tổn thương tế bào lông tần số cao trong ốc tai!
Biểu hiện mất thính lực
Chỉ khi bạn chú ý, bạn có thể dễ dàng nhận ra các biểu hiện của việc mất thính lực bao gồm :
- Thường hay xoay đầu, hướng tai về phía người nói
- Thường hay hỏi “hả”
- Thường xuyên yêu cầu mọi người lặp lại hơn.
- Không theo kịp hội thoại khi người khác đang nói, đặc biệt là khi nhiều người đang nói cùng lúc
- Trong môi trường ồn, người nghe khó theo dõi các cuộc trò chuyện, nghe không rõ 1 số từ hoặc hiểu nhầm nội dung hội thoại
- Mở TV với âm lượng lớn hoặc nói rất to
Hậu quả của việc nghe kém
Trong cuộc sống hàng ngày, mất thính lực không những chỉ mang đến những bất tiện trong cuộc sống mà còn mang đến sự lo lắng cho người khiếm thính.
- Do nghe kém, nên tai nạn sẽ thường xuyên xảy ra tại nhà và ngoài đường hơn.
- Người già thường mất cân bằng và dễ té ngã.
- Thường xuyên xảy ra hiểu lầm khi giao tiếp với mọi người trong nhà, ảnh hưởng đến sự hòa thuận gia đình.
- Có nguy cơ suy giảm trí nhớ đối với người già. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng suy giảm thính lực có thể gây nguy cơ sa sút trí tuệ.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp với mọi người, hay lo lắng và trầm cảm, nghiên cứu của giáo sư Bradley McPherson đã chỉ ra rằng, 20% người già bị suy giảm thính lực ở mức độ trung bình có nguy cơ vị sa sút trí tuệ .
- Với trẻ em, khiếm thính ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển ngôn ngữ.
Người khiếm thính phải làm gì
Tai là một bộ phận để nghe, khi có vấn đế xảy ra, nó mang phiền toái đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì, vui lòng tư vấn với chuyên gia sớm nhất có thể.
Cho dù nguyên nhân nghe kém là do bẩm sinh, tuổi già, bệnh hoặc suy giảm thính lực do bị ảnh hưởng từ việc chữa trị các bệnh khác, thì việc hồi phục sức nghe như ban đầu là điều không thể. Bạn cần được đánh giá chuyên khoa và thử các loại máy trợ thính phù hợp để cải thiện cuộc sống. Máy trợ thính thế hệ mới 5G Beamforming có thể loại bỏ 90% tiếng ồn, cho giọng nói rõ nét. Theo nghiên cứu của Giáo sư Bradly McPherson, 91% người dùng phản hồi máy trợ thính EasyHear nghe rõ hơn các máy từng dùng.
Nếu bạn đang nghi ngờ tai có bệnh lý, vui lòng thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có chẩn đoán chỉnh xác và được trị đúng cách.
Phòng ngừa suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực đang có chiều hướng gia tăng. Người trẻ tuổi thường sử dụng tai nghe để nghe nhạc trong thời gian dài ở mức âm lượng cao. Việc tiếp xúc âm thanh môi trường ồn cũng gây ra suy giảm thính lực. Biểu đồ sau đâu thể hiện thời gian tiếp xúc đối đa mỗi này. Chú ý đến thời gian và mức âm lượng sẽ giúp bảo vệ tai bạn, tránh nguy cơ suy giảm thính lực.
