Giá máy trợ thính cho trẻ em điếc bẩm sinh

Nghe kém ở trẻ em

Thông tin từ tổ chức y tế thế giới WHO về nghe kém ở trẻ em.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 5% dân số bị suy giảm thính lực được xem là người khiếm khuyết, trong số này, gần 32 triệu người là trẻ em

Nghe hiểu là 1 phần vô cùng quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ, hội thoại và khả năng học tập. Trẻ bị giảm sức nghe ở giai đoạn càng nhỏ tuổi thì khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển càng nghiêm trọng về sau.

  1. Giảm thính lực ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp (hội thoại và ngôn ngữ)
  2. Thiếu ngôn ngữ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  3. Trẻ giao tiếp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng bị cô lập với xã hội và tự ti với bản thân.
  4. Khiếm khuyết về sức nghe gây ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp sau này của trẻ.

Độ tuổi nhận biết và khả năng cần can thiệp bằng máy trợ thính cho trẻ em: nhận biết trẻ bị nghe kém càng sớm, trẻ càng có nhiều cơ hội nhận được nhiều sự hỗ trợ và cơ hội học ngôn ngữ tốt hơn (WHO).

Mất thính lực ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng mất thính lực ở trẻ nhỏ

Mới sinh - 4 tháng

  1. Trẻ sơ sinh không phản ứng với âm thanh lớn
  2. Sau vài tuần, trè vẫn không phản ứng với giọng nói của mẹ, như không cười, không dừng quấy khóc

4 - 9 tháng

  1. Trẻ không cười khi mẹ đùa chuyện hoặc phản ứng với âm thanh phát ra từ đó chơi
  2. Không quay đầu hướng có âm thanhquen thuộc
  3. Trẻ không bập bẹ vàdường như không hiểuđược các ký hiệu dichuyển tay như vẫychào tạm biệt

9-15 tháng

  1. Trẻ không nói bập bẹ nhiều hoặc không cố gắng lặp lại các từ đơn giản
  2. Trẻ không dùng được giọng nói của mình đê’ thu hút sự chú ý của cha mẹ
  3. Không phản ứng khi đượcgọi tên

15-24 tháng

  1. Trẻ không nói được nhiều từđơn giản và không chỉ đúngcác bộ phận cơ thể khi đượchỏi
  2. Không thích thú với các bàihát, giai điệu và các câuchuyện
  3. Không làm theo được cácyêu cầu đơn giản

Ghi chú:

Đây không phải là toàn bộ các dấu hiệu và triệu chứng. Vui lòng tư vấn với chuyên gia nếu bạn có thác mác về thính lực của con mình

Nguón: Hiệp hội Nghe, Ngôn ngữ, Lời nói

Dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ & trẻ nhũ nhi
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ và trẻ đi học bị nghe kém

  • Khó hiểu người khác đang nói gì
  • Cách nói chuyện khác biệt so với trẻ cùng lứa
  • Không phản hồi khi nghe người khác gọi tên
  • Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc phát âm không rõ
  • Mở TV âm lượng rất lớn hoặc ngồi rất gần TV để nghe
  • Có vấn đề với khả năng học tập, đặc biệt là nếu trẻ chưa từng học qua trước đó
  • Than phiền về việc đau nhức tai hay tiếng ồn
  • Hay hỏi “cái gì?” hoặc “hả?” nhiều lần trong ngày
  • Nhìn mặt người nói rất chăm chú – nhiều trẻ thường lọt qua cách kiểm tra khiếm thính vì trẻ rất giỏi trong việc đọc khẩu hình người nói

Tác hại của việc để trẻ nghe kém, không dùng máy trợ thính cho trẻ

Ở trẻ em, việc mất hoặc suy giảm thính lực mà không sử dụng máy trợ thính cho trẻ em gây ra những vấn đề như:

  • Chậm phát triển các kỹ năng giao tiếp và diễn đạt (lời nói và ngôn ngữ).
  • Thiếu ngôn ngữ → gây khó khăn trong học tập → giảm thành tích học tập.
  • Khó khăn trong giao tiếp → khó hòa nhập với xã hội và nhận thức kém hơn.

Giải pháp Luôn BẮT KỊP các cuộc hội thoại

Đừng để trẻ mất tự tin khi giao tiếp với bạn bè chỉ vì bé bị giảm thính lực! Máy trợ thính cho trẻ nhỏ EasyHear có thể giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn có các dòng máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh, máy trợ thính cho trẻ nhỏ. Giá máy trợ thính cho trẻ em cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bé và gia đình vượt qua trở ngại trong giao tiếp với các dòng máy trợ thính cho trẻ em của EasyHear đã đạt được các giải thưởng uy tín hàng đầu thế giới!

C U HỎI THƯỜNG GẶP – FAQs

Kể cả khi chưa được sinh ra, lúc còn trong bụng mẹ vào những tháng cuối thì em bé đã nghe được âm thanh. Tuy nhiên với một số trẻ không may mắn, không nghe được âm thanh từ nhỏ.

  • Trẻ không hợp tác dạng kích thích: hỏi gì trẻ cũng khóc
  • Trẻ không hợp tác dạng thụ động: hỏi gì trẻ cũng không trả lời
  • Trẻ không có vành tai
  • Vì nghe được thì trẻ mới phát triển lời nói và ngôn ngữ, phát triển kiến thức và nhận thức được, về sau trẻ mới phát triển xã hội và nghề nghiệp được.
  • Chúng ta nên quan sát nếu trẻ có bị chậm nói hay không. Nếu trẻ không nghe được hoặc nghe kém thì sẽ không nói được hoặc nói rất chậm.
  • Đối với trẻ nghe bình thường thì càng học các bé càng tiếp thu được và càng học cao hơn, nhưng với trẻ nghe kém thì các bé rất khó lên lớp.
  • Theo kết quả nghiên cứu thì nếu xác định được sức nghe kém của trẻ trước 6 tháng tuổi thì trẻ sẽ có kết quả phát triển tốt hơn, khả năng diễn đạt và tiếp thu ngôn ngữ cũng sẽ tốt hơn. Điều này luôn đúng cho tất cả các mức độ nghe kém khác nhau.
  • Theo báo cáo của bác sĩ Moeller, nhóm trẻ được can thiệp bằng nhiều phương pháp vì dụ như với máy trợ thính cho trẻ em trước 11 tháng tuổi sẽ có chỉ số phát triển ngôn ngữ và nhận thức tốt hơn nhóm được can thiệp máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh sau 11 tháng tuổi.
  • Do di truyền là 55 - 60%
  • Không do di truyền là 20%
  • Không rõ nguyên nhân là 20 - 25%
  • Nhiễm trùng bào thai trong tử cung
  • Cân nặng lúc sinh dưới 1.500g
  • Khiếm khuyết của tai, mũi hoặc họng: không vành tai, thiếu tế bào lông, sứt môi & chẻ vòm, …
  • Viêm màng não
  • Ngộ độc thuốc
  • Các hội chứng liên quan nghe kém: Alport, Apert, Down, Turner, …

Nghe kém bẩm sinh:

  • Nghe kém bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh phổ biến nhất so với các dị tật khác như hội chứng Down, dị tật chi, dị tật cột sống, …
  • Nghe kém bẩm sinh cũng có thể là biến chứng của bệnh Rubella. Một trong sáu bé có mẹ bị nhiễm Rubella sẽ có sức nghe kém.

Nghe kém bẩm sinh vĩnh viễn:

  • Nghe kém thần kinh ở trẻ mới sinh. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì mỗi 1,000 trẻ em được sinh ra thường có từ 1-3 trẻ bị nghe kém. Tổng cộng có 32 triệu trẻ em trên thế giới bị nghe kém bẩm sinh vĩnh viễn.
  • Các trẻ sơ sinh mà phải nằm khu chăm sóc đặc biệt sơ sinh thì tỉ lệ nghe kém cũng nhiều hơn gấp nhiều lần. Các trẻ này có nguy cơ mắc phải các bệnh thần kinh thính giác, thỉnh thoảng các bé sẽ nghe được nhưng đôi khi lại không nghe được. Với các trẻ em này nếu mua máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh thì lúc trẻ không nghe được tốt trẻ sẽ cảm giác dễ chịu khi sử dụng máy, nhưng nếu đúng lúc trẻ nghe được thì âm thanh lớn từ máy sẽ làm cho trẻ rất khó chịu và giật máy ra. Những trường hợp này sẽ rất khó xác định nếu không khai thác kỹ tiền sử có nằm hồi sức, chăm sóc đặc biệt sơ sinh khi mới sinh ra hay không.

Các cửa hàng máy trợ thính cho trẻ có rất nhiều loại máy khác nhau như máy trợ thính cho trẻ điếc bẩm sinh, máy trợ thính cho trẻ nhỏ từ nhiều thương hiệu, nhiều công nghệ khác nhau, kiểu dáng phù hợp chủ yếu là dòng máy sau tai.

Rất tiếc là giá máy trợ thính cho trẻ em lại là quyết định chọn máy của một số phụ huynh vì tình trạng kinh tế eo hẹp. Tuy nhiên nhu cầu đeo máy trợ thính cho trẻ là cực quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ, vì vậy bố mẹ thật sự cần đầu tư cho con mình cặp máy trợ thính cho trẻ chất lượng nhất có thể. Máy trợ thính cho trẻ nhỏ càng nghe rõ nét, giảm tạp âm tốt, thu âm tầm xa, hỗ trợ nghe tốt ở tất cả các tần số thì càng nên là lựa chọn tối ưu khi quyết định chọn máy trợ thính cho trẻ nhỏ.

Giá máy trợ thính cho trẻ em loại chất lượng tốt thường giao động từ trên 10 triệu đến vài chục triệu. Vì vậy khi chọn máy cho trẻ em, cần phải đo sức nghe trước và nên đeo thử nhiều dòng máy trợ thính cho trẻ khác nhau.

Lưu ý nếu trẻ chỉ bị nghe kém 1 bên, bên tai còn lại sức nghe hoàn toàn bình thường thì chỉ nên đeo 1 máy trợ thính cho trẻ mà thôi. Nhiều công ty cố tư vấn để bán được hai máy trợ thính cho trẻ em trong trường hợp này là làm sai.

Lời khuyên cho phụ huynh là không nên che dấu việc con em mình nghe kém.

  • Hãy báo cho giáo viên về tình hình của con để xếp con ngồi đầu bàn và nhìn trẻ khi nói.
  • Giúp bạn bè của con nhận biết tình trạng nghe kém của con để có phương pháp giao tiếp hiệu quả.
  • Động viên con tham gia các hoạt động xã hội.
  • Giúp con không e ngại về việc nhờ ai đó lặp lại câu nói
  • Hướng dẫn con dùng máy và kết hợp ngôn ngữ hình thể/ ký hiệu để giao tiếp tốt hơn.
  • Mặt đối mặt với trẻ
  • Ở nơi có ánh sáng tốt để trẻ đọc khẩu hình miệng và biểu cảm
  • Chọn nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn
  • Nói to rõ và chậm rãi
  • Đừng hét to